HỆ THỐNG GẠT BÙN BỂ
NÉN BÙN
Nguyên tắc hoạt động của bể
nén bùn: Bùn sau bể lắng đợt hai thông thường có độ ẩm 96 – 99%, nếu đưa về bể
mê tan thì độ ẩm lớn hơn, dung tích bể tăng ảnh hưởng đến hiệu quả lên men cũng
như không kinh tế.
Vì vậy trong các trạm XLNT có
bể Aeroten, trước khi đưa bùn hoạt tính dư đi ổn định trong bể mê tan, chúng
cần phải được giảm độ ẩm sơ bộ từ 99,2% đến 97 – 95% trong các bể nén bùn.
Lượng bùn hoạt tính dư sau bể
lắng đợt hai đưa về bể nén bùn phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ (BOD) của
nước thải và hiệu suất lắng của bể lắng đợt hai.
Thời gian nén bùn từ 4 đến 24
giờ, độ ẩm của bùn sau nén là 95 – 97%
Để tăng cường hiệu quả nén
bùn cặn, người ta bổ sung thêm hóa chất đông tụ, khi đó thời gian nén giảm 2-3
lần và hàm lượng cặn lơ lửng trong nước bùn cũng sẽ giảm.
Người ta thường dùng các loại
bể nén bùn sau đây:
+ Bể nén bùn đứng (hình tròn
hoặc hình vuông trên mặt bằng)
+ Bể nén bùn ly tâm có trang
bị hệ thống gạt bùn
Cấu tạo cơ bản của bể nén bùn
như sau:
-
Chiều cao bể
thường từ 3 – 3.7m
-
Ngăn phân phố
trung tâm có đường kính bằng 20% đường kính bể
-
Chiều cao ngăn
phân phối thường từ 1 – 1.25m
-
Hàm lượng bùn đầu
vào (SS = 1-2%)
-
Động cơ giảm tốc:
0.37 – 4KW; Tốc độ N = 0.05 – 0.2 rpm
-
Trục gạt, lưỡi
gạt, dây căng Inox 304
Cánh gạt bùn bể lắng đứng, bể nén bùn
Động cơ giảm tốc hệ thống gạt bùn bể lắng, bể nén bùn
MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0977.451.703
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét