Hiện nay tại các vùng đồng bằng, nguồn nước được sử dụng chủ yếu là nước mặt. Nhìn chung trong hệ thống công nghệ có các công trình chủ yếu sau:
1. Trạm bơm nước thô
Thực hiện xây dựng trạm bơm nước thô tại các vị trí được khảo sát và xác định. Sử dụng bơm chìm nước thô HOMA - Đức hoặc bơm ly tâm đặt khô Rovatti - Italia để dẫn nước vào khu vực xử lý chính.
Trong một số trường hợp người ta còn thực hiện việc xây dựng các kênh dẫn nước, trên kênh này bố trí lắp đặt các máy tách rác và cặn rắn lớn. Nước được dẫn trực tiếp vào hồ điều hòa.
2. Hồ điều hòa và ổn định nước nguồn
Nước được bơm hoặc dẫn vào hồ điều hòa nhằm mục đích có đủ thời gian lưu trữ nước và loại bỏ sơ bộ một số thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước (hàm lượng cặn rắn,PH,Fe,Mn...)
3. Trạm bơm cấp I
Nước thô từ hồ điều hòa được bơm trực tiếp vào hệ thống xử lý bằng các bơm cấp I. Có thể sử dụng bơm chìm HOMA hoặc bơm cạn Rovatti để bơm dẫn nước
Các bơm này được lắp đặt đồng bộ với hệ thống điện điều khiển tự động hoặc bằng tay, có các van phao báo mức để kiểm soát mức nước trong hồ.
4. Thiết bị hòa trộn hóa chất Static mixer
Thiết bị có cấu tạo gồm các vách ngăn dòng chảy, dưới tác dụng của dòng chảy có áp lực, nước được châm hóa chất PAC, Polyme hoặc một số thành phần khác sẽ phản ứng rất nhanh và hòa tan đồng đều vào trong dung tích nước thô.
Hiệu quả của việc thực hiện này sẽ tạo thành các chuỗi phản ứng hình thành bông keo tụ lớn hoặc phân tán đều hóa chất PH vào nước, tăng hiệu quả cho các chu trình xử lý tiếp theo.
5. Bể lắng đứng
Nước thô được châm PAC, polyme chảy vào ống trung tâm của bể lắng đứng, Theo tính toán về thời gian lưu nước và thời gian phản ứng mà tại đây, phần lớn hàm lượng cặn lơ lửng được dính bám vào các bông keo tụ, làm cho trọng lượng của bông keo tụ cặn lớn lên và lắng hoàn toàn xuống đáy bể.
Việc tính toán kích thước và cấu tạo bể lắng đứng là vô cùng quan trọng, vì phải đủ thời gian lưu nước để cặn có thể lắng và không quá lớn để lãng phí về mặt kinh tế.
6. Bể lọc trọng lực
Bể được gia công chế tạo bằng cơ khí hoặc xây bằng BTCT, bể có cấu các các lớp lọc sau:
- Lớp dưới cùng là sỏi đỡ 2-4mm; chiều dày 200-300 mm
- Lớp trên là cát lọc thạch anh 0.8 - 1.6 mm dày 1200 mm
Trong một số trường hợp có lớp than hoạt tính để khử màu và mùi trong nước
Nước được thu gom bằng thệ thống ống đục lỗ kiểu xương cá. hoặc thu nước bằng khoang thu riêng biệt
7. Khử trùng nước bằng máy châm Severn trent - Mỹ
Khử trùng nước là công đoạn cuối cùng trong khâu xử lý. Nước được châm Clo hoạt tính để tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn, còn tồn tại trong nước. Hàm lượng Clo hoạt tính được tính toán lựa chọn sao cho đủ để loại bỏ hoàn toàn các yếu tố ô nhiễm, và đảm bảo hàm lượng Clo dư vừa đủ trong nước.
8. Hệ thống hóa chất PAC, Polyme,PH
Hệ thống bao gồm các thành phần sau:
- Bồn chứa và khuấy pha hóa chất: PVC, Composite dung tích 300 - 2000 lít
- Máy khuấy hóa chất Sumitomo - Singapore công suất 0.2 - 2.2 KW
- Trục cánh khuấy bằng Inox 304
- Bơm định lượng hóa chất PAC, Polyme, PH OBL - Italia MB50; MB75;MB101...
9. Trạm bơm cấp II
Nước sạch từ bể chứa được bơm cấp cho các điểm tiêu thụ nước bằng bơm ly tâm trục ngang Rovatti - Italia. Bơm được lựa chọn với thông số kỹ thuật về lưu lượng; cột áp, và công suất điện phù hợp, đảm bảo cấp nước cho các điểm tiêu thụ xa nhất (hay gọi là cuối mạng lưới cấp nước).
Nhằm tiết kiệm điện năng sử dụng, người ta thướng sử dụng biến tần Danfos để điều khiển bơm cấp II, dựa theo nhu cầu dùng nước của dân cư hay khu vực sản xuất và điều chỉnh bơm cấp nước này.
Một vài hình ảnh về các trạm cấp nước:
Trạm cấp nước KCN VSIP - Bắc Ninh
Trạm cấp nước KCN Quế Võ - Bắc Ninh
Hệ thống Clo khử trùng nước
Hệ thống hóa chất Polyme, PH, HCL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét