1. Giới thiệu sơ về tính chất nước thải dệt nhuộm
Dệt nhuộm ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng lớn với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại và gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Tuy nhiên, công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước khá lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất đồng thời xả ra một lượng nước thải bình quân 12 – 300 m3/tấn vải.
Trong đó, nguồn ô nhiễm chính là từ nước thải công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải giặt có pH: 9 – 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (có thể lên đến 500 mg/l), độ màu trên dưới 800 Pt – Co, hàm lượng SS có thể bằng 1500 mg/l. Nồng độ các chất ô nhiễm được tóm tắt trong hình 1.
Hình 1 : đặt trưng ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm
Các kỹ thuật xử lý nước thải dệt nhuộm thông thường như hiện nay đa số không loại bỏ dứt điểm độ và lượng COD lớn
Hình 2 : hình ảnh ô nhiễm nguồn nước do nước thải dệt nhuộm
Độ màu của nước thải dệt nhuộm nếu không được xử lý, sau khi thải ra môi trường tiếp nhận sẽ làm mất cảnh quan môi trường mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng khuếch tán ánh sáng vào nước tác động đến hệ thủy sinh vật. Ngoài ra, trong nước thải nhuộm còn có chứa hàm lượng kim loại nặng rất cao, đây cũng là một nguyên nhân gây ngộ độc cho con người và hệ sinh vật nơi tiếp nhận.
Hình 3 : cá chết do ô nhiễm nước thải nhuộm
2. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm.
Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải nhuộm, tuy nhiên mỗi công nghệ đều có ưu nhược điểm riêng. Sau đây là một công nghệ đặt trưng nổi bật so với các công nghệ truyền thống.
3. Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải thu gom đến song chắn rác sẽ được loại bỏ những tạp chất khô (vải, nilong...), sau đó nước thải tự chảy qua bể điều hòa và nhờ quá trình khuấy trộn kết hợp với thổi khí sơ bộ, nước thải được điều hòa về lưu lượng cùng với nồng độ các chất ô nhiễm như: BOD, COD, SS,...
Ở ngay trên bể điều hòa ta dùng bơm định lượng bơm dung dịch H2SO4 để điều chỉnh pH về trung tính, thuận lợi cho các công trình xử lý sau. Tiếp theo nước thải từ bể điều hòa được bơm chìm lên bể phản ứng có khuấy trộn để thực hiện quá trình keo tụ các hạt cặn lơ lửng sau đó được bơm qua bể lắng I để loại bỏ các loại cặn thô, nặng có thể gây trở ngại cho các công đoạn xử lý sau. Nước thải từ bể lắng I tự chảy tràn qua bể Aerotank có xáo trộn.
Tại bể Aerotank quá trình sinh học hiếu khí xảy ra và được duy trì nhờ không khí cấp khí từ máy thổi khí, các vi sinh vật hiếu khí (trên bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản. Hiệu xuất xử lý của Aerotank đạt khoảng 90 – 95%.
Tiếp đến nước thải được dẫn sang bể lắng II và diễn ra lắng cặn hoạt tính, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước thải phía trên được chảy tràn qua bể tiếp xúc khử trùng bằng dung dịch Clo, nhằm tiêu diệt vi khuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn từ bể lắng II một phần sẽ được tuần hoàn về bể Aerotank nhằm duy trì lượng vi sinh vật có trong bể. Một phần cùng với lượng bùn sinh ra từ bể lắng I sẽ được chuyển vào bể chứa bùn để tách nước, trong giai đoạn này polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả tách nước ra khỏi bùn.
Nước tách bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể điều hòa. Lượng bùn từ bể chứa bùn sẽ được chuyển sang máy nén bùn sau đó sẽ được chở đi chôn lấp.
Ưu điểm:
Ø Kết hợp được cả phương pháp hóa lý và sinh học.
Ø Hiệu quả xử lý cao.
Ø Ít tốn diện tích thích hợp với công suất thải của nhà máy.
Ø Quy trình công nghệ đơn giản, dễ vận hành.
Ø Chi phí thấp
Nhược điểm
Ø Nước thải ra chỉ đạt tiêu chuẩn loại B.
Ø Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
Qua công nghệ xử lý trên, nước sau xử lý đạt loại B, chất lượng nước được thể hiện qua hình 5.
Hình 5 : chất lượng nước thải dệt nhuộm sau xử lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét